CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU BỆNH TRONG NHÀ MÀNG NHÀ LƯỚI - PHẦN 1

0  Bình luận | 13/10/2021

Phòng ngừa sâu bệnh là một trong những cách giúp tăng sản lượng và năng suất trong nông nghiệp, đặc biệt là phương pháp trồng cây trong nhà màng với mục tiêu nhằm tạo ra cây trồng không bị sâu bệnh. Ngoài ra, còn duy trì sự phát triển khỏe mạnh của cây trồngchống lại sự phá hoại của côn trùng hoặc sâu bọ, giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại. Tuy nhiên không phải lúc nào biện pháp trồng cây trong nhà màng cũng chống lại hết sự tấn công của sâu bệnh. Cùng Finom tìm hiểu các biện pháp quản lý sâu bệnh trong nhà màng nhé!

KHU VỰC TRỒNG CÂY AN TOÀN, SẠCH KHUẨN

Một trong những cách đầu tiên để quản lý sâu bệnh trong nhà màng đó là chuẩn bị khu vực trồng cây an toàn và sạch khuẩn.

Nhà màng có thể được khử trùng hoặc xử lý trước khi bắt đầu trồng một vụ mùa mới để giúp loại bỏ các vấn đề sâu bệnh, xử lý cỏ dại xung quanh cũng như dư lượng thuốc trừ sâu còn xót lại sau quá trình thu hoạch từ vụ trước nhằm tránh các mầm bệnh.

CHỌN CÂY SẠCH BỆNH, CHẤT LƯỢNG

Việc lựa chọn cây không bị nhiễm bệnh để giâm cành hoặc cấy ghép là điều cực kỳ quan trọng. Kiểm tra cẩn thận tất cả các đầu vào trước khi đưa vào khu vực trồng trọt. 

 

Vứt bỏ, xử lý hoặc trả lại cây bị nhiễm bệnh và nếu có thể hãy giữ phần còn lại trong khu vực cách ly một thời gian để chắc chắn mầm bệnh đã được diệt bỏ hoàn toàn. Hãy sử dụng các loại cây chống chịu sâu bệnh tốt hoặc có khả chống chịu để giảm nhu cầu sử dụng đến thuốc trừ sâu, đồng thời tìm hiểu đặc điểm về sâu bệnh của cây giống sẽ giúp bạn lường trước các vấn đề trong suốt quá trình canh tác vụ mùa.

PHÁT HIỆN SÂU BỆNH SỚM

Khi cây đã được trồng, có một số phương pháp dùng để theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh đang phá hoại cây trồng.

Bẫy dính côn trùng:  Đặt bẫy dính côn trùng trong và xung quanh khu vực trồng cây để giúp phát hiện sớm sự xuất hiện của ruồi trắng, bọ trĩ, bọ phấn, rầy và rệp. 

Kiểm tra thường xuyên: Tiến hành kiểm tra thường xuyên, đặc biệt chú ý đến mặt dưới của lá. Thử đập các phần của cây lên giấy trắng để đánh bật các loài gây hại nhỏ xuống mặt giấy. Phương pháp này rất hữu ích trong việc phát hiện các loài gây hại khó nhìn thấy như bọ nhện và bọ trĩ. Trong nhà màng, thường xuyên kiểm tra các loại cây có khả năng hấp dẫn cao đối với một số loài gây hại nhất định.

Các chất kích thích: Pheromone là chất được tiết ra từ côn trùng nhằm tạo tín hiệu đặc biệt với các cá thể cùng loài. 

Có ba loại pheromone cơ bản:

  • Pheromone thu hút nhiều cá thể tại một địa điểm có nhiều thức ăn. 
  • Pheromone thu hút bạn tình của côn trùng. 
  • Pheromone đánh dấu trong quá trình di chuyển của côn trùng, chẳng hạn như kiến, nhằm để những con khác trong đàn có thể đi theo. 

Các pheromone hóa học tổng hợp dựa theo các chất tự nhiên này được sử dụng để thu hút sâu bệnh gây hại, làm gián đoạn quá trình giao phối và theo dõi sâu bệnh gây hại. Ví dụ, trong sản xuất cây thông Noel, những người trồng có thể sử dụng pheromone để theo dõi thời kỳ hoạt động bay của loài bướm đêm Nantucket Pine tip. Nhưng bà con lưu ý, vì pheromone không giết được côn trùng nên không được xem là thuốc trừ sâu.

KIỂM TRA CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SÂU BỆNH

Đầu tiên, bạn nên kiểm tra tất cả các hoạt động bao gồm an toàn cho người nông dân khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu, khả năng gây độc cho cây trồng và dư lượng thuốc trừ sâu khi sử dụng cho cây trồng. 

Nếu thuốc trừ sâu là phương pháp cần thiết và cấp bách, hãy chọn loại thuốc ít chất gây hại nhất, hiệu quả và giá cả phải chăng nhất.

QUẢN LÝ SÂU BỆNH TRONG NHÀ MÀNG

Về trồng trọt

Nắm vững kỹ thuật trồng trọt là yếu tố đầu tiên tạo thành “màn chắn” chống lại các vấn đề sâu bệnh. Bà con cần chọn các vị trí thích hợp để trồng cây. Cây sẽ khỏe mạnh và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn khi chúng được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt. Việc sử dụng các loại phân bón tan chậm với tỷ lệ thích hợp và tưới nước đều đặn có thể làm cho cây ít bị sâu bệnh hơn. Bạn cũng nên kiểm tra xung quanh cây trồng có cỏ dại hay không vì chúng có thể là cây ký sinh làm cho cây trồng kém phát triển rõ rệt.

Về mặt lý tính

Sự tấn công của sâu bệnh có thể do tác động của ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ lên cây trồng. Tần suất phát sáng và chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng và ảnh hưởng đến các loại sâu bệnh. Bà con có thể thắp sáng cho cây trồng vào ban đêm bằng đèn dây tóc màu vàng để côn trùng hoạt động vào ban đêm không bị thu hút. Ngoài ra, nhiệt độ và độ ẩm cũng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cây trồng.

Trong nhà màng, những yếu tố này có thể được người trồng trọt kiểm soát để ngăn chặn các loại côn trùng gây hại hoặc giúp cho thiên địch của những loại sâu bệnh phát triển và diệt trừ chúng.

Về mặt cơ học

Các phương pháp cơ học để ngăn chặn và loại trừ dịch hại:

Màn chắn: Màn chắn có thể loại trừ sâu bệnh khỏi nhà màng được đặt trước lỗ thông gió của quạt hút. Bạn hãy cẩn thận để không làm giảm lưu lượng gió và bảo trì thường xuyên để màn chắn đạt hiệu quả cao nhất.

Vòi phun nước áp lực cao: Các thiết bị vòi phun nước áp lực cao có thể đánh bật nhện và một số loài rệp khỏi cây trồng một cách hiệu quả.

Gài bẫy: Bẫy ánh sáng, bẫy dính màu vàng và bẫy pheromone có bề mặt dính thu hút và tiêu diệt một số loài côn trùng gây hại. Tuy nhiên, chúng không có khả năng diệt trừ tuyệt đối. Những bẫy này được sử dụng để theo dõi mật độ côn trùng gây hại theo thời gian và phát hiện sớm sự tấn công của chúng.

Để có kết quả tốt nhất: 

  • Sử dụng cùng một nhãn hiệu bẫy dính trong suốt thời gian theo dõi để bạn có thể ghi lại hình ảnh chính xác về mật độ côn trùng.
  • Thay đổi bẫy hàng tuần và đếm sâu bệnh trên mỗi bẫy hoặc trên mỗi khu vực.
  • Trong nhà kính, sử dụng một bẫy trên mỗi 30m2 và đặt chúng cách nhau ít nhất 50m.
  • Treo bẫy ngay phía trên tán cây ở giữa cây trồng, cũng như ở gần lỗ thông gió.

 

Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

  • Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng. 

Hotline: Mr. Tài (0917 921 956)

  • TP. Hồ Chí Minh: Lô Officetel L6-20, Tầng 20, Block Lucky, Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: Ms. Hàng (0949 237 733)

Website: www.finom.vn                            

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68  

Các bài viết liên quan

 

icon

Tổng đài hỗ trợ (8h00 - 22h00)

Email: info@finom.vn
icon