CÁC LOẠI BỆNH GÂY HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY DƯA LEO TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG

0  Bình luận | 15/07/2021

Chắc hẳn mọi người gặp không ít khó khăn từ việc sâu bệnh hại tấn công khi trồng dưa leo tại nhà. Hôm nay, Finom sẽ hướng dẫn bà con các loại sâu bệnh thường gặp nhất trên họ dưa leo qua bài viết sau đây. Mong muốn có thêm những thông tin và lựa chọn cần thiết cho bà con triển khai mô hình trồng dưa leo trong nhà màng, cùng Finom tìm hiểu để có được mùa màng bội thu nhé!

BỌ PHẤN

Bọ phấn trắng

Đặc điểm nhận dạng: Bọ phấn có kích thước rất nhỏ (chỉ trên 1mm), màu trắng, thành trùng thường di chuyển bằng cách bay từ cây này sang cây khác. Trứng có màu trắng trong thường được đẻ dưới tán lá. Thân bọ phấn thường có phấn và sáp bao che, hay bám vào mặt dưới của lá. Trưởng thành ban ngày ở dưới mặt lá, hoạt động rất linh hoạt, toàn thân và cánh phủ một lớp phấn màu trắng nên được gọi là bọ phấn.

Nơi trú ẩn: Bọ phấn thường sống dưới tán lá cây, chích hút và gây hại. 

Cách gây hại: Bọ phấn là loại côn trùng chích hút, thường hút nhựa cây để sống và là môi giới truyền bệnh virus. Cả bọ phấn trưởng thành và sâu non đều chích hút dịch ở lá, ngọn và phần thân non. Cây thiếu đạm hay bị ngập úng thì bọ phấn tấn công nhiều hơn. 

Biện pháp quản lý: 

+ Dùng bẫy màu vàng để theo dõi mật số côn trùng, nếu mật số quá cao có thể dùng thuốc hóa học để quản lý với liều lượng thích hợp và đảm bảo thời gian cách ly.

+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Closer, Benivia…

BỌ TRĨ

Bọ trĩ hại trên hoa

Đặc điểm nhận dạng: thành trùng của bọ trĩ thường có màu vàng đến đen, ấu trùng thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Cả thành trùng và ấu trùng đều có kích thước rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Con trưởng thành dài 1-2 mm. 

Cách gây hại: Chúng thường xuất hiện ở đỉnh sinh trưởng, bộ phận non của cây, chích hút nhựa cây để sống, làm cho đỉnh sinh trưởng bị còi cọc, kém phát triển. Đối với dưa leo, bọ trĩ thường dễ tìm thấy nhất ở hoa, tấn công trái non, gây ra những dị tật khi trái lớn, làm giảm phẩm chất. Đồng thời bọ trĩ cũng là tác nhân truyền virus.

 Biện pháp quản lý:

+ Dùng bẫy để theo dõi mật số côn trùng, nếu mật số quá cao có thể dùng thuốc hóa học để quản lý với liều lượng thích hợp, và đảm bảo thời gian cách ly.

 + Một số loại thuốc có hiệu quả: Radiant, Minecto Star…

NHỆN ĐỎ

Nhện đỏ trên dưa leo

Đặc điểm nhận dạng: Ấu trùng mới nở có màu trắng vàng và chuyển dần sang màu nâu đỏ khi trưởng thành. Trưởng thành nhện đỏ tròn, dài khoảng 0.35mm, màu đỏ sậm. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân.

Cách gây hại: Con non và con trưởng thành sống ở mặt dưới lá, cắn biểu bì và chích hút mô dịch lá cây làm lá mất màu xanh, mặt trên vàng loang lỗ, mặt dưới có những vết trắng như bụi. Khi gây hại nặng, lá bị phồng rộp, thô cứng sau đó khô lại. Khi mật số nhện cao, sẽ tấn công làm cành non khô và chết. 

Biện pháp quản lý:

 + Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý hiệu quả. 

+ Một số loại thuốc hiệu quả: Gasrice, Wotac…

THỐI C RỄ 

Dưa leo bị thối cổ rễ

Biểu hiện: Lúc đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màu đen ở gốc thân, cổ rễ sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ. Bộ phận nhiễm bệnh bị thối mục, có màu nâu đen sũng nước hoặc hơi khô, cổ rễ tep tóp, cây con bị đổ rạp xuống, gẫy gập tại phần cổ rễ.

Cách quản lý: 

+ Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. 

+ Sử dụng thuốc Ridomil Gold pha đặc và quét vào gốc thân cây bị bệnh.

PHẤN TRẮNG

Bệnh phấn trắng

Biểu hiện: Triệu chứng ban đầu là những đốm mất màu xanh và chuyển dần sang màu vàng và có lớp phủ màu trắng trên bề mặt bởi nấm.

Cách quản lý: 

+ Tỉa bỏ các lá nhiễm bệnh quá già ở dưới gốc, làm thông thoáng, khử trùng vườn trước khi trồng.

+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Daconil, Anvil, Antracol…

 

Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

  • Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng. 

         Hotline: Mr. Tài (0917 921 956)

  • TP. Hồ Chí Minh: 10/2B1 Đường số 26, Linh Đông, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

         Hotline: Ms. Hàng (0949 237 733)

Website: www.finom.vn                            

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68

Các bài viết liên quan

 

 

 

icon

Tổng đài hỗ trợ (8h00 - 22h00)

Email: info@finom.vn
icon