CHUYÊN MỤC “ĐI ĐỂ TRỞ VỀ” CỦA FINOM TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VTV

Trong số 1.3 triệu lao động về quê tránh dịch (tính từ tháng 7 đến tháng 9/2021), có khoảng 750 nghìn lao động trở về từ TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam. Số liệu này chưa tính đến dòng người về quê từ đầu tháng 10, khi TP HCM và các tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách.

Diễn biến phức tạp của đợt dịch cùng với thời gian giãn cách xã hội kéo dài đã làm cho bức tranh thị trường lao động, việc làm có nhiều đứt gãy. Nhưng trong làn sóng dịch chuyển ấy, nhiều người lại tìm thấy điểm sáng. Đó là sự thay đổi trong định hướng nghề nghiệp, việc làm lâu dài của nhiều lao động trẻ, vốn lâu nay chỉ muốn tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam lập nghiệp. 

Lao động lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản được cho là tăng cao thời điểm cuối năm 2021. Cũng dễ hiểu khi nhiều lao động, trong đó có nhiều bạn trẻ đã lựa chọn ở lại quê hương để khởi nghiệp bằng nghề nông truyền thống của gia đình. 

Đang làm việc tại các thành phố lớn, có nhiều cơ hội phát triển, nhưng các bạn trẻ lại chọn lối rẽ riêng: lập nghiệp ngay trên chính quê hương mình. Thoạt nghe, đó như là điều tất yếu khi dịch bệnh vẫn đang hoành hành ở những thành phố lớn; nhưng đó còn là xu hướng của những bạn trẻ trong vài năm trở lại đây, với cụm từ: Đi để trở về.

Qua chuyên mục “Đi để trở về” của Đài truyền hình Việt Nam – VTV9, xin mời các bạn cùng câu chuyện “Bỏ phố về quê” của anh Nguyễn Đăng Thiên Phi Long, một bạn trẻ 9x trở về quê hương Lâm Đồng, khởi nghiệp với giải pháp nông nghiệp công nghệ cao.

Chương trình Phóng sự “Đi để trở về” được phát sóng trên VTV1, VTV2 và VTV9 vào những ngày Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022

Phóng viên: “Long hãy kể về hành trình bỏ phố về quê của mình cho khán giả được biết?”

Phi Long: “Vào khoảng năm 2017, khi mình đang làm quản lý tại một công ty xuất nhập khẩu tại TP. HCM, mình có cơ hội tham dự một hội chợ quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp tại Bangkok (Thái Lan). Trong hội chợ, mình thấy có rất nhiều công nghệ, giải pháp trong lĩnh vực nông nghiệp mới mẻ đối với mình, vì xuất thân mình cũng là con nhà nông. Cơ duyên lúc đó, mình cũng gặp một đối tác mời mình sang Malaysia tham quan và tìm hiểu về nông nghiệp công nghệ cao, và mình cũng sắp xếp sang tham quan với mục tiêu học hỏi là chính. Nhưng khi sang đến đó, quan sát cách người Mã làm nông, mình cũng khá bất ngờ khi họ áp dụng công nghệ, cơ giới hóa trong lĩnh vực nông nghiệp khá cao, điều mà mình chưa bao giờ thấy ở Việt Nam trước thời điểm đó. Khi đó mình nghĩ trước sau gì những công nghệ này cũng sẽ là tương lai của ngành nông nghiệp Việt nam, nên khi đó mình quyết định bàn giao công việc cũ và thành lập công ty Finom, chuyên cung cấp các giải pháp nông nghiệp công nghệ cao. 

Sau 2 năm ở TP. HCM, mình cũng đã đi qua rất nhiều tỉnh thành và nhận thấy mỏ vàng không ở đâu xa, chính là quê hương Lâm Đồng của mình, nơi có mật độ canh tác và mức độ sẵn sàng áp dụng công nghệ mới trong nông nghiệp cao hơn ở những khu vực khác. Vì vậy, đầu năm 2020, mình quyết định trở về quê hương để tiếp tục theo đuổi giấc mơ bình dân hóa công nghệ, cơ giới nông nghiệp cho người nông dân.”

Giới thiệu về nhà máy và quy trình sản xuất sản phẩm Ficoco cho đoàn VTV

Tốt nghiệp ngành Kinh tế – Luật, nhưng đến thời điểm này, Phi Long thành công ở lĩnh vực nông nghiệp. Ứng dụng hữu cơ vào canh tác hiệu quả đã mở ra cơ hội để Long phát triển sản xuất các sản phẩm từ xơ dừa phục vụ canh tác và xuất bán cho bà con trong vùng với giá thấp hơn so với giá thể nhập khẩu. Có đến cả ngàn khối xơ dừa đã qua xử lý được đưa ra thị trường mỗi tháng. Nhiều nhà vườn ở Lâm Đồng không còn lo về nguồn cung giá thể chất lượng cho cây trồng. 

Phóng viên: “Xơ dừa này có khác gì xơ dừa nông dân tự xử lý? Giá thể mới nhất của công ty là gì? Thị trường tiêu thụ hiện thế nào, tốt hay không”

Phi Long: “Vào năm 2020, trong quá trình làm việc với người nông dân. Mình nhận ra một điều là không nhiều nông dân biết kỹ thuật xử lý xơ dừa đúng cách. Bản chất xơ dừa có chứa tannin và ưa muối, nên cần phải loại bỏ ra trước khi canh tác. Và thời điểm đó mình cũng chưa thấy có đơn vị nào trên thị trường làm tốt sản phẩm này. Nhận thấy cơ hội đó, mình và các cộng sự quyết định sẽ nghiên cứu sản phẩm này thành sản phẩm công nghiệp, tức là nhà máy sẽ xử lý mọi nấm bệnh, chất chát và muối, nông dân chỉ cần mua về sử dụng. Điều này cũng là xu hướng tất yếu trên thế giới, người nông dân chỉ việc yên tâm canh tác, còn những vật tư đầu vào đều đã được tiêu chuẩn hóa. Sản lượng cung cấp của bên mình hiện tại vẫn tăng trưởng khá tốt và cũng đã xuất khẩu được đi thị trường Malaysia”.


Hoa cúc được ươm trên giá thể chuyên dùng ươm cây Coco Boost – sản phẩm mới ra mắt của Ficoco thay thế giá thể nhập khẩu chi phí cao

“Khi tụi em về đây, nhận thấy người nông dân sử dụng giá thể nhập khẩu nhiều, bản chất những giá thể đó được những nhà sản xuất nước ngoài phối trộn công thức dinh dưỡng để phù hợp với giai đoạn ươm cây. Nhưng làm như vậy chi phí giá thành ươm cây khá cao, vì mất một quãng đường sản xuất sản phẩm và vận chuyển về Việt Nam sẽ đội chi phí lên. Sau đó mình và đội ngũ cũng bỏ thời gian 1 năm trời nghiên cứu để phối trộn công thức dinh dưỡng phù hợp giai đoạn ươm. Hơn 1 năm, mình nghiên cứu thành công và ra sản phẩm mới này để phục vụ cho bà con ươm cây. Mới chỉ ra mắt chưa đến 1 tháng nhưng tín hiệu thị trường cũng rất khả quan, nhiều khách hàng đã đặt hàng sau khi sử dụng thử sản phẩm của bên mình.”

Những vỉ cây con hoa cúc ươm bằng Giá thể ươm cây Coco Boost được nông dân chuẩn bị cho mùa vụ mới

Không dừng lại ở ý định ban đầu khi lập nghiệp tại quê nhà, mô hình hoạt động của những bạn trẻ 9x được mở rộng và mang tính bền vững hơn chính nhờ sự nhạy bén trong tư duy kết nối cung cầu, gắn vùng canh tác với thị trường tiêu thụ ổn định. 

Những sản phẩm làm nguyên liệu cho hạt giống rau, cây xanh phát triển ra đời từ tâm huyết của các bạn trẻ, chuẩn bị cung ứng cho thị trường các đô thị – nơi có nhiều gia đình tự trồng rau xanh dự phòng cho bữa ăn hằng ngày. 

Phóng viên: “Tình hình kinh doanh trong dịch bệnh như thế nào?

Phi Long: “Công việc hiện tại cũng khá thuận lợi và có triển vọng trong những năm tới. Và ngoài ra mình cũng thấy những sản phẩm mình làm ra cũng đóng góp và tạo ra giá trị cộng đồng cho người nông dân, điều đó làm mình rất vui và hạnh phúc.”

Những bao giá thể chuyên dùng ươm cây Coco Boost được sản xuất đều đặn mỗi ngày để kịp giao cho nông dân ươm vụ đầu Xuân

Dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát tại các tỉnh phía Nam đang tạo ra nhu cầu lao động việc làm ở khu vực kinh tế đầy năng động sau thời gian đình trệ. Nhiều người đã trở lại TP. HCM tìm kiếm cơ hội việc làm, nhưng cũng không ít người quyết định ở lại quê hương vì đã tìm được hướng lập nghiệp ổn định, lâu dài. 

Câu chuyện các bạn trẻ quyết định rời TP. HCM về Lâm Đồng lập nghiệp đã cho thấy: “Khi họ vững tin với tri thức, khoa học nông nghiệp, xây dựng mối liên kết sản xuất tiêu thụ thì vùng canh tác rau hoa truyền thống ở Lâm Đồng chính là cơ hội để phát triển sự nghiệp. 

Đi để trở về cũng là xu hướng của những bạn trẻ biết cách thay đổi tư duy, chọn được lối rẽ lập nghiệp riêng để phát huy thế mạnh trên chính quê hương mình. 

Chuyên mục “Đi để trở về” của Finom, phát sóng lúc 11h15 trên Đài Truyền hình VTV9: 

Chia sẻ ngay:

Mục lục

CÔNG TY CỔ PHẦN FINOM

Hotline: 1900 5053

Hotline: 0263 730 5868

Email: info@finom.vn

Văn phòng Đà Lạt : 32/24 Mai Anh Đào, Phường 8, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: 78/15 Hồ Bá Phấn, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

TIN TỨC KHÁC
DANH MỤC SẢN PHẨM
Các trang liên quan