NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NGUỒN NƯỚC SỬ DỤNG CHO HỆ THỐNG TƯỚI – PHẦN 1
pH TRONG NƯỚC TƯỚI
Độ pH của nước tưới ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của muối khoáng.
Thực vật chỉ có thể hấp thụ các khoáng chất từ dung dịch nước hoặc dung dịch đất. Hầu hết các chất dinh dưỡng có sẵn ở độ pH từ 5.5-6.5. Do đó, điều chỉnh độ pH của nước là cần thiết trong các trường hợp sau:
- Để tránh tắc nghẽn cho các thiết bị trong hệ thống tưới do kết tủa khoáng.
Ví dụ: Muối Canxi cacbonat có thể làm tắt nghẽn các đầu tưới của hệ thống tưới nhỏ giọt.
- Trong các hệ thống thủy canh và giá thể không dùng đất, pH nước tưới ảnh hưởng trực tiếp đến sự hữu hiệu của các chất dinh dưỡng.
- Khi lượng dinh dưỡng cần bón thường xuyên vào đất. Trong trường hợp này, độ pH của nước có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng.
ĐỘ MẶN CỦA NƯỚC TƯỚI
Độ mặn là một trong những tính chất liên quan đến chất lượng nước tưới. Độ mặn quá cao sẽ làm giảm khả năng hút nước của cây. Điều này có thể dẫn đến giảm năng suất, héo, cháy lá và các triệu chứng khác. Độ mặn của nước được đo bằng chỉ số: TDS (Tổng số muối hòa tan) hoặc độ dẫn điện (EC). Cả hai đều liên quan đến tổng nồng độ của các muối hòa tan trong nước.
Đối với EC, việc duy trì chỉ số này ở một mức ổn định có vai trò rất quan trọng.
Nếu dung dịch có chỉ số EC cao, sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất. Điều này làm nồng độ dung dịch tăng cao và gây ngộ độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào môi trường.
Ngược lại, nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước. Khi đó, nồng độ dung dịch giảm mạnh, cây sẽ không được cung cấp đầy đủ khoáng chất, chậm lớn và phát triển kém.
Giá trị độ dẫn điện (EC) tốt nhất là trong khoảng 1.5-2.5 ms/cm.
Đối với TDS, chỉ số này cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây.
Khi chỉ số TDS xuống thấp, dung dịch sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Ngược lại, nếu TDS lên quá cao, nồng độ dung dịch vượt mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc cho cây
ĐỘ CỨNG CỦA NƯỚC
Độ cứng của nước được định nghĩa đơn giản là loại nước có tổng lượng muối Ca và Mg được hòa tan trong nước vượt qua mức cho phép.
Độ cứng của nước về cơ bản là tổng nồng độ của canxi và magie trong nước, được biểu thị bằng ppm CaCO3. Canxi và magie đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng và có lợi cho sự phát triển của thực vật. Tuy nhiên, khi độ cứng của nước quá cao, sự kết tủa của muối canxi và magie có thể xảy ra các vấn đề cho hệ thống tưới như làm hỏng hoặc giảm hiệu quả của hệ thống tưới. Độ cứng quá thấp có thể gây ăn mòn hệ thống tưới.
Độ cứng theo ppm CaCO3 = Ca (theo ppm CaCO3) + Mg (theo ppm CaCO3)
= ppm Ca x 2.5 + ppm Mg x 4.12
Độ cứng của nước thường được biểu thị bằng CaCO3 có thể phân loại như sau:
- CaCO3 <50 mg/l là nước mềm
- CaCO3 ~ 150mg/l là nước cứng ở mức độ trung bình
- CaCO3 >300 mg/l là nước rất cứng
Ví dụ: Nếu nồng độ magie là 12 ppm và nồng độ canxi là 40 ppm, thì:
Độ cứng = 40 x 2.5 + 12 x 4.12 = 149.4 ppm CaCO3
ĐỘ KIỀM CỦA NƯỚC
Độ kiềm là thước đo khả năng của nước chống lại sự thay đổi của độ pH. Được tính bằng tổng của axit cacbonic (H2CO3), bicacbonat (HCO3-) và cacbonat (CO32-) trong nước.
Độ kiềm khác với pH. Trong khi pH cho biết dung dịch là axit hoặc bazơ, độ kiềm cho biết dung dịch có thể hấp thụ bao nhiêu axit mà không làm thay đổi pH. Về cơ bản, đó gọi là khả năng đệm của dung dịch. Do đó, các dung dịch có độ kiềm thấp có khả năng đệm thấp hơn và thay đổi pH khá nhanh khi thêm axit vào. Ngược lại, các mẫu có độ kiềm cao có khả năng đệm cao hơn và ít bị ảnh hưởng hơn khi thêm axit.Bạn phải thêm nhiều axit hơn để có được sự thay đổi pH giống như trong mẫu có độ kiềm thấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nhiều ion khoáng chất và dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây ra độ kiềm là trong nguồn nước tự nhiên, độ kiềm thay đổi theo vị trí địa lý. Địa chất của khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến độ kiềm. Khoáng sản từ đá và đất xung quanh là nguyên nhân chính.
Ví dụ: Các khu vực có tần suất đá vôi cao sẽ có độ kiềm cao hơn nhiều so với các khu vực có tần suất đá granit cao. Khi đo độ kiềm, kết quả được hiển thị dưới dạng ppm của canxi cacbonat (CaCO3). Các ion hydroxide (OH-), ion bicarbonate (HCO3-) và ion carbonate (CO32-) đều góp phần vào độ kiềm của nước.
TỈ LỆ HẤP PHỤ NATRI (SAR – SODIUM ADSORPTION RATIO)
SAR là một thông số chất lượng nước tưới giúp ước tính tiềm năng của natri trong nước để hấp thụ vào các hạt của đất, liên quan đến canxi và magie. Khi tưới bằng nước có giá trị SAR từ 10 trở lên có thể làm đất mất đi cấu trúc ban đầu và khả năng thẩm thấu. Điều này đặc biệt đúng đối với đất có hàm lượng sét tương đối cao.
SAR được tính theo cách sau:
Trong đó tất cả các nồng độ được tính bằng đơn vị meq/l.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH FINOM
Văn phòng giao dịch:
- Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Hotline: Mr. Tài (0917 921 956)
- TP. Hồ Chí Minh: Lô Officetel L6-20, Tầng 20, Block Lucky, Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: Ms. Hàng (0949 237 733)
Website: www.finom.vn
Email: info@finom.vn
ĐT: 0263 730 58 68
Các bài viết liên quan: