Kiểm tra độ pH của đất là việc làm nghe quen mà lạ đối với bà con canh tác. pH rất quan trọng để có thể theo dõi được đất của bà con đang canh tác phù hợp cho loại cây nào, từ đó biết được hướng cải tạo đất ra sao.
Với bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con cách kiểm tra pH và mật độ pH nói lên điều gì ở đất trồng.
pH LÀ GÌ?
pH là một phép đo mức độ axit hoặc kiềm của một chất. Khi kiểm tra pH, có nghĩa bà con đang đo số nguyên tử hydro mang điện tích dương. Nồng độ của ion hydro càng cao thì mẫu càng có tính axit. Nồng độ của ion hydro càng thấp thì mẫu càng có tính kiềm. Các chất có tính axit giảm từ pH 0 đến pH 7 trên thang pH, các chất cơ bản nằm giữa pH 7 và pH 14 trên thang đo pH. pH 7 là trung tính, nó không có tính axit cũng không có tính kiềm.
Các chất có tính axit thường gặp như baking soda và chất tẩy rửa gia dụng.
Có độ pH chính xác là điều quan trọng để cây phát triển khỏe mạnh. Nhận thức được tác động lâu dài của các phương pháp quản lý đất khác nhau đối với độ pH của đất cũng rất quan trọng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng một số hoạt động nông nghiệp làm thay đổi đáng kể độ pH của đất.
Đất có thể được phân loại theo giá trị pH của chúng:
+ 6,5 đến 7,5 - trung tính
+ Trên 7,5 – có tính kiềm
+ Nhỏ hơn 6,5 - có tính axit và đất có độ pH nhỏ hơn 5,5 được coi là có tính axit mạnh.
+ Đất phèn có thể có giá trị pH cực kỳ chua (pH nhỏ hơn 4).
NGUỒN GỐC
Độ pH của đất tự nhiên phụ thuộc vào loại đá mà đất được hình thành và các quá trình phong hóa tác động lên nó - ví dụ như khí hậu, thảm thực vật, địa hình và thời gian. Các quá trình này có xu hướng làm giảm độ pH (tăng tính axit) theo thời gian. Ngoài ra, một số hoạt động nông nghiệp cũng có thể đẩy nhanh quá trình axit hóa.
ẢNH HƯỞNG CỦA pH ĐẾN ĐẤT TRỒNG
Độ pH của đất ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng và hóa chất hòa tan trong đất.
Sự phát triển của đất có tính axit mạnh (pH dưới 5,5) có thể làm cây phát triển kém do độc tính nhôm, mangan, thiếu canxi, magie, hàm lượng các chất dinh dưỡng thực vật thiết yếu thấp như photpho và molypden.
+ Đất kiềm (pH lớn hơn 7,5) có thể gặp vấn đề về sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng như kẽm, đồng, bo và mangan.
+ Đất có độ pH cực kỳ kiềm (lớn hơn 9) có hàm lượng natri cao.
+ Đất có pH cân bằng trong khoảng 5,5 đến 7,5. Vì vậy cần cố gắng hết sức để kiểm tra nồng độ pH của đất thường xuyên. Việc xác định sớm các vấn đề về độ pH của đất là rất quan trọng vì nó có thể vừa tốn kém vừa khó khắc phục sự thiếu hụt chất dinh dưỡng lâu dài.
THAY ĐỔI ĐỘ PH CỦA ĐẤT
Nếu đất quá chua: rắc vôi, canxi cacbonat và rải vỏ trứng.
Nếu đất quá kiềm:
+ Thêm thạch cao, sắt sunphat, acid sunphuric hoặc canxi clorua.
+ Các loại phân bón như lưu huỳnh nghiền nhỏ và một số loại phân bón nitơ gốc amoni làm giảm độ pH và làm cho đất trở nên chua hơn. Do đó, chúng rất hữu ích cho các loại đất có vấn đề pH cao.
VÔI VÀ DOLOMIT
Khi đất quá chua đối với một loại cây trồng cụ thể, có thể sử dụng vôi hoặc dolomit để tăng độ pH đến mức mong muốn. Lượng vôi hoặc dolomit cần thiết để điều chỉnh độ pH có tính axit sẽ khác nhau giữa các loại đất.
Đất có hàm lượng chất hữu cơ và đất sét cao sẽ chống chịu tốt hơn với sự thay đổi của độ pH và sẽ yêu cầu tỷ lệ bón lớn hơn.
ỨNG DỤNG
Tỷ lệ bón vôi thông thường khoảng 2 tấn vôi/ ha có khả năng làm tăng độ pH chỉ khoảng 0,5 trên một đơn vị pH. Tuy nhiên, những sự tăng pH nhỏ này thường đủ để làm tăng năng suất.
Bón vôi cho đất chua nhiệt đới và cận nhiệt đới thường làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng của chúng.
ĐO ĐẠC
Có 2 cách kiểm tra pH từ mẫu đất trồng: kiểm tra lấy mẫu sệt và đo trực tiếp trong đất. Lưu ý: mẫu cần đo phải lấy cùng một nơi và thực hiện cùng một phương pháp tại mỗi thời điểm lấy mẫu.
Cách 1: Kiểm tra pH của mẫu sệt
pH đất có thể thay đổi trong một diện tích nhỏ, vậy nên bạn được phép lấy một mẫu đại diện cho toàn bộ đất canh tác. Bạn phải chắc chắn lấy chính xác mẫu đại diện.
Bước 1: Tiến hành lấy mẫu đất cạnh cây trồng và vài mẫu ở cách xa đó (để các mẫu riêng biệt). Điều này giúp bạn sẽ có được kết quả đo chính xác hơn vì lượng dưỡng chất, loại đất và độ ẩm có thể thay đổi xuyên suốt vùng đất trồng. Cần đánh dấu pH tại mỗi vị trí được lấy mẫu.
Bước 2: Lấy những mẫu bằng nhau và thêm vào đó nước cất hoặc nước khử ion với tỉ lệ 1:1. Ví dụ cho 25g đất cần thêm 25ml nước.
Bước 3: Khuấy mẫu khoảng 5 giây
Bước 4: Để yên khoảng 15 phút
Bước 5: Sau 15 phút khuấy lại mẫu và đo.
Cách 2: Đo trực tiếp trong đất
Ưu điểm: pH được đo trực tiếp trên đất trồng.
Bước 1: Tạo 1 lỗ trong đất. Lỗ này phải có cùng độ sâu cho mỗi lần đo để tránh sai lệch pH.
Bước 2: Thêm nước cất hoặc nước khử ion vào lỗ để tạo độ ẩm cho đất. Lưu ý: hạn chế làm đất bị tan.
Bước 3: Cắm thiết bị đo vào lỗ và đọc kết quả.
Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH FINOM
Văn phòng giao dịch:
Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Hotline: Mr. Tài, ĐT: 0917 921 956
Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: Ms. Hàng, ĐT: 0949 237 733
Website: www.finom.vn
Email: info@finom.vn
ĐT: 0263 730 58 68
Các bài viết liên quan