THIẾT KẾ NHÀ MÀNG TRỒNG RAU

Chắc hẳn khi canh tác cây trồng mọi người gặp không ít khó khăn, nhất là việc sâu bệnh hại tấn công. Giải pháp hiện được nhiều bà con nông dân áp dụng đó là nhà màng trồng rau, Finom xin hướng dẫn bà con thiết kế nhà màng sao cho phù hợp qua bài viết sau đây với mong muốn bà con có thêm thông tin và lựa chọn cần thiết để triển khai mô hình này.

Công năng của nhà màng trồng rau 

Những vườn rau thường sẽ dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để tránh sâu bệnh hại cây, nhưng đối với người mới bắt đầu, khi thật sự không hiểu rõ tính chất của thuốc, bà con rất khó kiểm soát liều lượng và chu kỳ sử dụng. Trồng rau hữu cơ không dùng thuốc BVTV thường xuyên sẽ bị sâu hại tấn công, chính vì vậy nhà màng trồng rau là giải pháp ngăn chặn côn trùng và hạn chế sâu bệnh phá hoại. 

Nếu tính toán về lâu dài, việc đầu tư nhà màng sẽ làm giảm chi phí trồng rau, đảm bảo an toàn cho thực phẩm trong bữa ăn. Ngoài ra xây dựng mô hình nhà màng trồng rau cũng giúp rau trồng phát triển tốt hơn, tránh được tác động xấu bên ngoài như thời tiết – nhà màng sẽ giúp phân tán và điều tiết lượng mưa, tránh tình trạng dập úng ở rau cũng như hạn chế xói mòn đất. 

Các loại thiết kế nhà màng trồng rau thông dụng hiện nay

Nhà màng tiêu chuẩn đa khẩu độ:  

Nhà màng tiêu chuẩn đa khẩu độ có kết cấu chắc chắn và phải làm móng nền với không gian đủ lớn, áp dụng cho những khu vườn rộng 8x24m trở lên. Loại màng này có thể kết hợp  thêm hệ thống thông gió, làm mát, hệ thống che, sưởi hoặc tưới. 

Nhà màng lắp ghép thông gió trên mái: 

Tương tự như kiểu nhà màng đa khẩu độ, nhưng nhà màng lắp ghép thông gió trên mái có thêm thông gió để tiếp nhận gió tự nhiên, kết nối nhiều khẩu độ hoặc độc lập một khẩu độ. Chiều rộng thông thường của loại nhà màng này tối đa là 8-10m và chiều dài tùy chỉnh theo yêu cầu.

Nhà màng kiểu vòm lắp ghép:

Nhà màng kiểu vòm lắp ghép có cấu trúc đơn giản, dễ lắp ráp hơn so với các loại trên, chiều rộng có thể thiết kế từ 6-10m và khoảng cách khung vòm tiêu chuẩn thường là 1m. Bên cạnh đó, loại nhà màng này cũng kết hợp với một số tiện ích nhỏ khác để quá trình sản xuất thuận tiện hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của bà con mà có thể tùy chỉnh độ cao của vòm cho phù hợp.

Nhà màng kiểu vòm đơn giản:

Cũng tương tự như mái vòm lắp ghép, mô hình nhà màng đơn giản kiểu mái vòm cũng rất dễ sử dụng. Bà con sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để thi công. Với mô hình này, khi thi công sẽ không cần làm móng. Chính vì vậy nó dễ dàng trong việc di chuyển khi có sự thay đổi về nơi triển khai lắp dựng. Nhà màng vòm đơn giản có cấu tạo vòm tròn dễ lắp và phù hợp với diện tích nhỏ.

Thiết kế nhà màng trồng rau phù hợp diện tích nhỏ

Một trong hai loại nhà màng phù hợp với điều kiện, diện tích của gia đình là kiểu vòm lắp ghép hoặc nhà màng kiểu vòm đơn giản, có thể thi công trên sân thượng hay sân vườn.

Bạn cũng có thể tự lắp đặt hệ thống theo diện tích có sẵn tại nhà bằng cách tự mua dụng cụ làm khung, lắp lưới và thiết kế tùy ý.

  • Khung nhà màng có thể dùng cột bê tông hoặc bên dưới là bê tông, bên trên là ống thép. Một số nơi cũng sử dụng cây gỗ có thân thẳng đứng, cứng và bền để làm khung cho nhà lưới.
  • Mái màng thiết kế mái bằng hoặc hai mái nhưng mái bằng thịnh hành hơn vì thi công dễ và đỡ tốn công sức hơn. Hình dáng nhà màng có hình hộp chữ nhật tương tự như mùng ngủ.
  • Chiều cao nhà màng cần lưu ý đến những yếu tố như gió. Nơi có gió mạnh và giật thì chiều cao lưới nên làm thấp dưới 3m, những nơi khuất gió hơn có thể thiết kế chiều cao 3m-4m để thông thoáng hơn.
  • Loại màng nên lựa chọn sử dụng là loại 16 mesh, 18 mesh hoặc có thể cao hơn để làm mái. Hai bên hông có thể dùng loại 24 mesh trở lên để tránh được côn trùng nhỏ từ đất lên.

Chia sẻ ngay:

Mục lục

CÔNG TY CỔ PHẦN FINOM

Hotline: 1900 5053

Hotline: 0263 730 5868

Email: info@finom.vn

Văn phòng Đà Lạt : 32/24 Mai Anh Đào, Phường 8, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: 78/15 Hồ Bá Phấn, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

TIN TỨC KHÁC
DANH MỤC SẢN PHẨM
Các trang liên quan