ƯU ĐIỂM VÀ VẬT LIỆU SẢN XUẤT MÀNG LỢP NHÀ KÍNH

Ưu điểm của màng lợp nhà kính

Màng lợp nhà kính là sản phẩm màng nhựa dẻo Polyethylene (PE) chuyên dụng để lợp nhà kính trồng rau, hoa giúp tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với các ưu điểm:

  • Hạn chế ảnh hưởng của tia cực tím gây hại cho cây và người trồng trọt.
  • Duy trì sự bình ổn nhiệt độ bên trong nhà kính khi khí hậu thay đổi.
  • Hạn chế tối đa ảnh hưởng của gió, mưa, bão.
  • Ngăn chặn sự xâm hại của sâu bệnh, côn trùng.

Những đặc tính của màng lợp nhà kính

Đặc tính truyền ánh sáng

Chất liệu màng lợp nhà kính cơ bản phải trong suốt đối với các tia ánh sáng. Tỉ lệ % ánh sáng được truyền qua màng lợp nhà kính từ bên ngoài vào bên trong nhà kính có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình quang hợp của các loại cây trồng. Ánh sáng truyền tối đa trong phạm vi của dãy quang phổ từ 400 – 700 nm, đây là dãy quang phổ ánh sáng tối ưu cho quá trình quang hợp của cây trồng giúp tăng cường chất lượng cây trồng và cải thiện màu sắc của hoa, lá.

Lưu ý: màng lợp nhà kính sẽ bị bám bụi theo thời gian làm giảm độ trong suốt dẫn tới giảm ánh sáng xuyên qua màng lợp gây tác động xấu đến sản lượng và chất lượng cây trồng. Do đó, cần phải rửa mái thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và tăng cường ánh sáng truyền vào nhà kính.

Đặc tính khuếch tán ánh sáng

Đây là một trong những tính năng quan trọng nhất của màng lợp nhà kính, đặc tính khuếch tán ánh sáng giúp tăng cường hiệu quả quá trình quang hợp của cây trồng nhờ sự tăng cường phát tán ánh sáng, giúp cho cây trồng nhận được ánh sáng từ mọi phía. Đặc tính này đặc biệt quan trọng đối với các loại cây trồng cao, tự tạo bóng râm hay dây leo như cà chua, dưa leo, dưa lưới,…

Bên cạnh đó, đặc tính khuếch tán ánh sáng còn giúp làm giảm tác hại do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên các loại cây trồng nhạy cảm và ngăn ngừa hiện tượng bỏng nắng đối với chúng.

Đặc tính chống đọng sương

Hơi nước ngưng tụ sẽ ngăn cản một phần ánh sáng truyền qua nhà kính vào buổi sáng và cũng có thể gây bệnh cho cây trồng. Bằng cách thêm vào các chất phụ gia đặc biệt làm căng bề mặt của màng lợp, sự ngưng tụ trên màng lợp nhà kính sẽ tạo thành một lớp nước mỏng và thoát ra bên cạnh mép nhà kính, tránh hiện tượng đọng sương.

Đặc tính giữ nhiệt

Bằng việc sử dụng chất phụ gia làm chậm quá trình thất thoát nhiệt của tia hồng ngoại vào buổi chiều và tối giúp giảm chi phí cho việc sưởi ấm và giữ lại được nhiều lượng nhiệt tích tụ ban ngày cho nhà kính vào những đêm lạnh.

Đặc tính chống bám bụi

Với công nghệ chèn 5 lớp hay 7 lớp tiên tiến, tích hợp các chất phụ gia ở lớp ngoài cùng tạo nên một bề mặt láng cho màng lợp nhà kính giúp giảm sự tích tụ bụi bẩn.

Đặc tính chống tia cực tím

Bức xạ tia cực tím không những không giúp cây trồng phát triển mà trong một số trường hợp còn có thể gây hại cho cây trồng. Việc sử dụng các chất phụ gia đặc biệt ngăn chặn tia cực tím làm cho bức xạ này không thể di chuyển vào nhà kính.

Đặc tính chống chịu hóa chất

Các loại thuốc trừ sâu bệnh có gốc lưu huỳnh và clo có thành phần phản ứng với màng gây ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng của màng lợp nhà kính. Việc sử dụng các chất phụ gia bảo vệ màng sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng của hóa chất ở một nồng độ nhất định.

Trên thị trường, có nhiều loại nguyên liệu nhựa khác nhau được sử dụng để sản xuất màng lợp nhà kính như PE, polycarbonate, sợi thủy tinh, kính,.. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (điều kiện thời tiết, ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất,…) mà chúng ta lựa chọn loại nilon nhà kính với vật liệu phù hợp. 

Các loại vật liệu sản xuất màng lợp nhà kính

Polyethylene (PE)

Polyethylene (PE) là loại vật liệu polymer đơn giản nhất. Đây là một trong những loại nhựa thông dụng nhất nhờ giá thành thấp và lắp đặt đơn giản.

Qua quá trình polyme hóa, chúng có thể có những loại vật liệu PE như dưới đây:

  • PEPD: nhựa PE mật độ thấp, thường sử dụng để sản xuất màng lợp nhà kính
  • PELB: nhựa PE mật độ thấp tuyến tính, thường làm bạt phủ nền nông nghiệp
  • PEAD: nhựa PE mật độ cao, thường sử dụng để sản xuất dây tưới hoặc bạt trải rãnh thoát nước.

Vinyl Acetate Ethylene Copolymer (EVA)

Màng EVA cũng là loại vật liệu phổ biến được sử dụng để sản xuất màng lợp nhà kính. Loại màng 2 lớp có tính cách nhiệt cao. Ngoài ra, EVA có đặc tính chống chịu cơ học tốt hơn PVC, tùy thuộc vào hàm lượng vinyl acetate.

Polyvinyl Chloride Vinyl (PVC).

PVC là loại vật liệu cứng chắc cũng được các nhà sản xuất nhựa bổ sung vào vật liệu sản xuất nilon nhà kính. PVC nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, dễ bám bụi và cũng dễ bị biến đổi màu sắc qua thời gian.

Polycarbonate (PC)

Thông thường, polycarbonate được sử dụng để lợp phần vách nhà kính, loại vật liệu này chống chịu nhiệt tốt, độ bền cao. Và cũng có thể được sử dụng để làm cửa khoang cách ly nhà kính.

Dù được sản xuất từ vật liệu gì, về cơ bản màng lợp nhà kính có những vai trò sau:

  • Chắn gió, mưa bão, bảo vệ cây trồng và hoa màu.
  • Tạo môi trường đồng nhất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
  • Cho phép canh tác cây trồng quanh năm mà không phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố thời tiết.
  • Nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
  • Bảo vệ cây trồng khỏi nguồn nấm bệnh, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, hướng tới sản xuất rau an toàn.

Màng lợp nhà kính RKW nhập khẩu từ Bỉ sử dụng tại dự án của Finom

Finom phân phối độc quyền màng lợp nhà kính RKW (Bỉ) được sản xuất theo công nghệ 7 lớp có đặc tính chống chịu UV và hóa chất nông nghiệp lưu huỳnh 1500ppm, clo 100ppm, độ khuếch tán (tán xạ): 30%.

Chia sẻ ngay:

Mục lục

CÔNG TY CỔ PHẦN FINOM

Hotline: 1900 5053

Hotline: 0263 730 5868

Email: info@finom.vn

Văn phòng Đà Lạt : 32/24 Mai Anh Đào, Phường 8, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: 78/15 Hồ Bá Phấn, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

TIN TỨC KHÁC
DANH MỤC SẢN PHẨM
Các trang liên quan